Mơ thấy ác mộng thì nên làm gì cho chuẩn? Cùng tuvitructuyen tìm hiểu nhé.
Tình trạng những cơn ác mộng đen tối tái diễn là gì?
Ác mộng là từ dùng để chỉ những giấc mơ gây khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ. Sẽ là bình thường nếu ai đó gặp phải ác mộng. Song, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều tháng. Có thể bạn đang đối mặt với chứng “ác mộng tái diễn”.
Theo đó, người bệnh thường xuyên gặp phải những giấc mơ đen tối với các chủ đề không giống nhau. Ở bất cứ chủ đề nào thì tình trạng này cũng gây ra các cảm xúc tiêu cực ngay khi bệnh nhân thức dậy. Bao gồm:
- Sự phẫn nộ.
- Cảm giác sầu não.
- Lo lắng, sợ hãi.
- Cảm giác tội lỗi.
Những cảm xúc và suy nghĩ này khiến bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục giấc ngủ. Tồi tệ hơn. Ngay khi đi vào giấc ngủ lần nữa, những cơn ác mộng đen tối lại xuất hiện.
Nguyên nhân gây ra sự tái diễn của các cơn ác mộng đen tối
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này bao gồm. Căng thẳng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn giấc ngủ và lạm dụng thuốc.
Căng thẳng và bệnh trầm cảm
Sự căng thẳng vì bất cứ lý do nào cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, giấc mơ là một trong những cơ hội tuyệt vời nhất. Cơ thể “thông báo” hoặc giải tỏa các cảm xúc tiêu cực ở thực tế.
Một số nghiên cứu đưa ra giả thuyết bệnh trầm cảm cũng có khả năng gây ra sự tái diễn của những cơn ác mộng đen tối. Nội dung của ác mộng trong trường hợp này. Thường là các tình huống liên quan đến giá trị bản thân, sự tấn công và nỗi lo về bệnh tật.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
PTSD là một trong những nguyên nhân chính gây ra cơn ác mộng tái diễn ở người lớn. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy có khoảng 70% người mắc căn bệnh này nhiều lần mơ thấy sự kiện gây chấn thương. Thường xuyên gặp ác mộng khiến người bệnh có nguy cơ bị trầm cảm, khó ngủ và khó hồi phục.
Nội dung của những cơn ác mộng đen tối này có sự khác nhau theo từng trường hợp. Theo đó, bệnh nhân sẽ gặp lại sự kiện gây chấn thương (đã được phóng đại mức độ nghiêm trọng) hoặc bị giày vò bởi những cảm xúc tiêu cực từ chấn thương.
Rối loạn giấc ngủ
Một số dạng của chứng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến việc tái diễn những cơn ác mộng. Các tình trạng đó bao gồm: chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ, ảo giác và tê liệt giấc ngủ.
Lạm dụng thuốc
Tình trạng lạm dụng một số loại thuốc điều trị trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc an thần cũng có thể gây ra ác mộng.
Nghiện chất kích thích
Các chất gây nghiện không chỉ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh mà còn mang đến nhiều cơn ác mộng đen tối. Trong đó, nghiện rượu là tác nhân chủ yếu khiến chúng ta thường xuyên gặp ác mộng.
Phương pháp điều trị
Trong nhiều trường hợp, điều trị những cơn ác mộng đen tối tái diễn liên quan đến việc giải quyết nguyên nhân gây ra chúng.
Nếu những giấc mơ đáng sợ xuất phát từ bệnh trầm cảm, bác sĩ tâm thần sẽ xem xét tình trạng người bệnh và tiến hành điều trị theo các phương pháp dưới đây:
- Tâm lý trị liệu với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
- Sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
- Các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền và thở sâu
Đối với người bị ác mộng liên tiếp do các dạng của chứng rối loạn giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, khó ngủ, chứng ngủ rũ…), cách điều trị có thể khác nhau trong từng trường hợp.
Theo đó, chứng ngưng thở khi ngủ thường được điều trị bằng máy thở, thuốc, thay đổi lối sống, thậm chí là phẫu thuật. Đối với chứng ngủ rũ, bệnh nhân cần được chữa trị bằng thuốc trong thời gian dài.
Nếu nguyên nhân ác mộng tái diễn do hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, người bệnh cần được điều trị chuyên sâu. Các phương pháp thường được sử dụng trong trường hợp này là liệu pháp luyện tập hình ảnh và phân ly thị giác.
Trong đó, liệu pháp luyện tập hình ảnh liên quan đến việc nhớ lại cơn ác mộng khi thức dậy và thay đổi kết thúc để giấc mơ không còn có tính đe dọa nữa. Liệu pháp phân ly thị giác là một kỹ thuật khác được sử dụng để giúp bệnh nhân viết lại những ký ức đau thương thành một ký ức mới, ít gây chấn thương hơn.