Xem chân gà, xem bói chân gà cúng lễ được thực hiện như thế nào cho đúng, ý nghĩa của từng hình kiểu hình dáng chân gà được luấn đoán cự thể như thế này hãy cùng lịch vạn sự điểm danh thông tin chi tiết.
Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước. Lấy ngón trong của chân gà làm hệ Thanh Long. Dùng ngón ngoài của chân gà làm hệ Bạch hổ. Xem boi chân gà là :
“Dùng ngón to (ngón giữa của chân gà) làm vị trí của Huyền vũ.
Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước.
Lấy ngón trong của chân gà làm hệ Thanh Long.
Dùng ngón ngoài của chân gà làm hệ Bạch hổ.”
Lấy cung ngọ là hoả và là vị trí của Đằng xà, nên lấy cái đó làm huyệt pháp.
Lấy cung giữa (còn gọi là đốt hay gọi là dóng) ở ngón giữa của chân gà làm cung Thổ và là vị trí của câu Trần.
Lấy đó mà định làm nơi tôn quý, (là mồ mả tổ tiên và dòng họ về sau thuộc về dòng san nào).
Nếu vị trí Thổ lệch sang ngón trái, thì lấy đó là vị trí câu Trần.
Nếu cung Thổ lệch thiên sang ngón phải thì định đó là vị trí của Đằng xà, đó cũng là vị trí chỉ cho về lục Thân, nếu ở chỗ đó có huyết hồng tươi là Chân long (tức là đất tốt có mạch).
Cung giữa của ngón giữa (ngón dài) còn gọi là cung ngũ hào, nếu thấy huyết sắc tươi và như tơ nhỏ ấy là huyệt đãi người hiền (cái huyệt đó).
Thứ nữa là tìm Long mạch, định tên của các ngôi Bát quái mà biết được thịnh suy.
Lại nói rộng ra: sét các quẻ hào, nắm được mười đơn vị hàng thiên can như ở trên bàn tay:
(10 đơn vị Thiên can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và khởi tính được ngũ hành.
(Theo Phong thuy Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ).
Phải biết được Âm dương có thuận ? Phải xét trong ngoài, xếp đặt được các cung Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn mà thấy ở đó huyền sắc trôi chảy, nguyên vẹn, không pha trộn, Dương trôi chảy là thuận.
Thấy âm chảy rẽ khác ra là nghịch. Xét ở cung: Tốn, Ly, Khôn, Đoài cần gấp rút thêm vào: Thấy sinh là lợi cho mình, thấy ngang ra là khắc, khắc là ngược lại (không hợp lý, bất lợi).
Không đọng ấy là đất chỉ để mộ tạm chôn mà thôi, vì đó là đất không có mạch.
Thấy loạn đọng ấy là hồn phách không yên
Có điểm đen ấy là phúc ít, hoạ nhiều. Thấy hưu trù (tức là thấy huyết ở các cung nói trên có ngắt ngừng lại) thì người nhà gặp tai ương, súc vật trong nhà sẽ bị chết tiệt.
Riêng vị trí cung Ngọ thấy huyết hồng tươi loang lổ là mộ đó ở về phương nam có án.
Thấy ở cung Tốn có hỷ sắc (tươi tốt) đó là điềm có bảng bút chi khoa, (ý nói là cho con cháu đỗ đạt). Ở nơi đầu mối thấy có huyết đọng là vượng lâu dài.
Các hào vị có huyết hưu (huyết đến đó ngắt ngừng lại) là phúc bị ít vì bị hãm.
Thấy ngón trong và ngón ngoài quay hướng vào nhau đó là điều mau chóng, nếu thấy ngón trong và ngón ngoài vẫy qua, lắc lại (vênh váo không quay vào nhau) là hiện tượng chây chậm).
Thấy trùng động (là ba đầu móng ở 3 đầu ngón, cả ba đều cúi quắm gục lồng lên nhau) hoặc trùng khắc (là sung khắc lồng lớp lên nhau) đó là cái thế sơn thuỷ bức bách xâm phạm mạnh (là sơn thuỷ cưỡng bách).
Thấy hỷ động, hỷ giao (là có đầu ngón giữa ngẩng lên, lại có ngón khác ở đầu móng cúi xuống và giao vào nhau) ấy là Long Hổ trùng điệp ứng gấp.
Hoặc ở vị trí cung càn thấy có huyết đọng lên đến cung đoài, ấy là mạch Kim uyển chuyển vào chùa hoặc vào miếu nào đó.
Hoặc ở vị trí cung chấn thấy có ám phá (là tối phá) lên đến cung Tốn phải đoán đó là ảnh hưởng gốc cây và nhờ đó gió thổi vào, vậy là ở Phương Đông có chùa Phật đối lại (quay vào mộ đó), ở Phương Nam có đền đài xung khắc với mộ đó.
Nếu thấy huyết đọng ở cung Khảm, ở cung Hợi và Tý, ắt về phía Bắc của mộ đó có Thuỷ khuyết xấu, đó gọi là Huyền vũ đoản hiệp (là bị gò ép).
Hoặc có huyền đọng ở cung Cấn, ở vị trí Sửu và Dần, là ở phía Đông bắc của ngôi mộ đó có Thổ bách ám, cái thế đó lộc thuộc bất minh (là trong nhà trong họ không yên).
Nếu thấy ở vị trí Tý và Sửu đọng huyết thì lại xem Kim mộc giao sung, ấy là nước mưa của Trời dội xuống đọng lại, hoặc là nước bùn lầy tràn vào phạm mà lay động, hoặc nước hoàng tuyền ở cạnh đó cuốn thẳng đi, hoặc sông ngòi đầm trạch nước lớn mênh mông, bị nước phá sau đầu, hoặc nước trong thung lũng trên núi chẳng thấy vào hoặc ở nóc nhà nào chảy thẳng vào.
Xem kỹ vị trí cung Cấn nếu có loang lổ ẩn dấu là có thổ sơn.
Bằng thấy ở cung Khôn có sắc khí tươi tía thí luận: Táng ở nơi gò đất lớn, lại có thần linh tại phương Bắc chiếu và ở phương Nam có đền trên đỉnh núi hoặc ở gò cao.
Nếu thấy ở cung Chấn đọng thì đoán là: có ba nhánh rễ cây gỗ xâm vào mộ.
Cùng ở đốt mão phương, thì đoán là ở chỗ đó có bờ ruộng hoặc đường đi thẳng phạm vào mộ.
Nếu chẳng vậy thì có một khí cựu thần sung tới, chân long chẳng ứng (không hợp, không cho kết phát).
Nếu thấy ngón Lớn động lớn thì hằn bờ góc ruộng bắn thẳng vào mặt mộ. Nếu không như vậy là: mộc phủ phong suy (gió thổi cái hơi gỗ cây thối nát đưa vào).
Nếu vị trí cung Thân có thấy mờ tối, hẳn là ngôi mộ đó bị ngọn núi che lấp hướng trước mặt, như vậy thì con trai trong nhà, trong họ bị cuồng điên hoặc hủi rụng tóc.
Nếu thấy hoả huyết đọng ở vị trí cung Tý và Ngọ và thấy Kim huyết loạn ở Mùi Thân, là chốn mộ đó trước đây có gio than bếp lửa đã làm hết khí, hoặc trước có đá nhọn của núi sông vào phạm đến mạch, đương hành lại.
Xem tuong ở cung giữa có huyết thổ lẫn với huyết thuỷ, ấy là có sâu, kiến đang phá hoại xương cốt, nếu thấy thuỷ thanh ấy là có loài lươn chạch vào quan tài, hoặc vào tiểu.
Nếu thấy ở Khôn và Cấn có loạn động thì đoán: Nam giới chết trận.
Hoặc thấy ở cung Dần cung Thân có vết huyết như Kim chỉ ngang, hoặc ở Cấn Dần thấy sắc trong là thủy tận sơn cùng; Nếu ở Dần và Dậu thấy có hồng sắc loang lổ, là đất thiêng sinh nhân hào kiệt.
Nếu thấy ngón cái co rút lại và đảo ngược lại, là đất chẳng được, người chết sẽ thiếu máu sợ hãi co dật chân tay mà chết.
Nếu nội ẩn (là ngón trong dấu đi) thì đoán là phi long (rồng bay).
Nếu ngoại ẩn (ngón ngoài dấu đi) đoán là phi hổ (hổ bay).
Nếu ngón trong đè ngón cái ở chỗ: Hổ – Tý, lại có huyết đọng ấy là chu tước, phải đoán là mộ bị khô không có nước.
Nếu ở cung ngọ thấy khô như lửa đốt vào ấy là Huyền vũ, thì không có người nối dõi, vì phản huyệt (huyệt ngược), bất chính nên vong linh bất bình !
Đầu ngón cái ủ rũ co rút lại, còn là: “Long đoản Sơn, Khắc vong mệnh; huyết đọng, cái tươi là: “Sơn chỉ long trường, mạch phụ quan hài” (là núi chắn, rồng dài, có mạch bổ sung cho quan tài và hài cốt).
Nếu huyết loạn ở ngoài ngón, là hổ không đủ chân !
Nếu huyết đọng ở trong ngón, là thân rồng chẳng tốt.
Nếu hai ngón: nội và ngoài như đôi mi mắt chầu vào nhau, chầu ngang nhau, đó là Long Hổ đầu sát. Nếu huyết điểm ở ngón cun (ngón nhỏ), ngón cun lại chỉ vào ngón nội, phải đoán là: nội loạn động, ắt phải đề phòng trộm cướp, dịch lệ, hoả tai.
Nếu thấy huyết đen ở cung Khôn (cung Khôn ở ngón ngoài) và ngón ngoài lại cúi ra ngoài, đó là cái mối hại người hại vật, và là cái mối tranh tụng, hoặc bị trộm đêm cướp ngày lấy của cải và còn bị kinh khủng về người và súc vật.
Nếu thấy máu sắc hồng tươi ở hai cung: Thân và Dậu, đó là sẽ phát minh người “Quán cổ anh hùng”.
Xem xét ở hai ngôi: Chấn và Đoài nếu có điểm thâm đen và thô (to), đó là con cháu dâm dục.
Thường xem ngón trong và ngón ngoài phù trợ tiếp nhau và ngón cun (út) chỉ lên không, chỉ cao gần đến cung ly, cung khảm ấy là mộ ở vị trí Bính hướng Nhâm, lại xem hai cung: càn tốn thì lấy Tân Hợi và ngón cun chỉ gần ngôi tốn, là mộ toạ Bính, hoặc ở tốn san, nếu như phân kim thì rõ chốn đó, tức là mạch đất tốt vậy.
Nếu ngón cun chỉ gần trên cung Khôn, đó là ngồi hướng quý, nhìn về hướng đinh.
Bằng ngón cun chỉ vào giữa cung Khôn, nên lấy tâm ở cung cấn.
Cung Khôn có nhiều hồng huyết, nếu cung Cấn có nhiều sắc loang lổ và tươi hồng ở cung Khôn, ít sự liên hệ (rời rạc) ở cung bên: hoặc Bính Thân hoặc Bính Dần.
Nếu chỉ vào dưới cung Khôn là biểu thị con cháu có voi ngựa (ý nói con cháu sang giầu).
Nếu vào cung Chấn và Mão là thuộc vị trí Tân, lại thấu tươi tía là biểu thị có văn tinh bảng bút chi khoa (ý nói con cháu thi đỗ).
Nếu ở cung Chấn là vị trí chính ất có sắc hồng và loạn, đó là cho biết sắp có sự kiện cáo, khẩu thiệt, quan phi (bị phạt lẽ trái về mình).
Lấy cung Khôn là quẻ dâu rể.
Định vị trí cấn dần là kho tàng. Quẻ Hào Khôn ẩn vết là dâu rể không tốt lành.
Ở vị trí cấn có nhiều loang lổ sắc, là mấu chốt kỳ lạ, quẻ ấy mà xung trong, lại hoá ra quẻ lành, nếu gấp lại là tốt lành, nếu ám đen là độc. Nếu ứng về Tây Bắc là Kim tức thuỷ vương, cửa thuỷ có chúa loài cá giải tụ hội.
Ở vị trí Đông Nam có hoả sinh minh đường, có chim phượng chầu, là cái thế Long hổ trùng điệp, có sơn thủy lớp lớp, mạch hưng thịnh được lâu, hàng năm lại càng hưng thịnh lên./.
20 Cách xem chân gà cúng
Thấy đầu ngón cái ngay thẳng ống, có vẻ sắc tươi tỉnh, không ủ rũ co rụt lại, coi đó là được đại cát, cũng như vậy mà hung huyết không phạm, đó gọi là “Cách tươi cái”.
1- Tứ hỷ cách
Cách này là cả 3 ngón cùng thẳng lên, hình như không dựa vào nhau, không dính vào nhau, không rối ngoặc vào nhau, có màu sắc tươi tỉnh, đó là biểu tượng hoà hợp, đều đại cát vậy.
2- Kê ba cách
Là kiểu ba đầu ngón (của ngón trong, ngón cái và ngón ngoài) đều thứ tự gối đầu ngón vào nhau và cùng dựa vào nhau, giống như hình 3 người cùng cúi theo 1 chiều, mà cùng vẫy vời và đều có sắc tươi tỉnh, ấy là cách một nhà vui vẻ.
3- Phù cái cách
Kiểu này là: ở giữa cung ly (cung ly ở đầu ngón cái) với cung chấn và tốn như ghé vào hôn nhau, nhưng cung khảm và cung cấn lại không dính vào nhau (hơi xa cách bỏ trống) và có hỷ sắc (ở cung tốn tươi vui) ấy là biểu tượng: “Cầm giáo nhọn bền vậy, nếu ngón trong và ngoài đều như vậy là: cách nội ngoại phù cái”.
4- Ủ cái cách
Kiểu này: ở đầu ngón cái co rụt, có sắc ủ rũ, đó là biểu tượng chủ sẽ chuyên tay biến chuyển (có biến cố tráo trở).
5- Tinh cái cách
Kiểu này có ba dóng của ngón trong cùng ghé vào ngón cái chút ít và như sợ hãi phải cúi theo, như cùng cúi vái chào, ấy là biểu tượng: “Lục khuyến” (là 6 đốt thúc đẩy nhau) nếu ngón trong và ngón ngoài đều như vậy, gọi là: “Cách dựa cái” (dựa vào ngón cái).
6- Nội náu cách
Kiểu này: Cung tốn ghé cúi vào cung ly, ly che dấu cho cung tốn, ấy là cách ẩn nấp, như vậy là mọi sự phải dè chừng nếu ngón ngoài ẩn nấp cũng vậy, gọi là “Cách ẩn nấp”.
7- Nội ngăn cách
Là kiểu: ở giữa cung Tốn và cung cấn có ghé dính vào ngón giữa (ngón cái) nhưng cung trung không ghé dính gì với cung chấn, mà ở đầu cung tốn lại chọc vào cung ly, đó gọi là: “Kéo ngăn quá cái” ấy là biểu tượng mọi sự có trở ngại, không nên làm ẩy phải dè giặt.
(Còn gọi là ngoại ra tứ, nghĩa là ngoài uốn éo)
Kiểu này: ba dóng của ngón ngoài và ba dóng của ngón cái quay ngược nhau và chẳng quay vào ngón cái một chút nào.
Quẻ này nếu đem về: cầu quan, cầu tài, cầu hôn nhân là tối kỵ, nếu làm 3 việc trên đều chẳng đạt mà còn có hại.
9- Bổng cun cách
Kiểu này là: có ngón cun cúi xuống, chỏ vào cung khôn hay cung đoài như đóng cửa ngăn ngại, nếu ở ngón cái tươi, các điểm có kỷ sắc là có sự vui mừng, nếu ngón cái co rụt lại và cúi xuống là điểm độc dữ !
Nếu thấy bổng cun tươi cái mà xem về bệnh tật thì lại càng kỵ (độc), nếu bổng cun, cùng bổng cái thì đoán như vậy !
10- Liệp cun cách
Kiểu này: có ngón út dẵm séo lên và vượt qua, thấy ngón út đè lên các cung: càn, khảm, cấn, đó là biểu tượng phải trì hoãn sự việc lại.
11- Ngôi cái cách
Kiểu này giống như núi đá lởm chởm gập gềnh, nó là ngón cái cao cất bổng mặt, đó là biểu tượng không hy vọng, còn chơi vơi, không chắc được việc.
12- Nội nghịch cáu cách
Kiểu này có ngón trong xông ra ngoài, bỏ rời ngón cái, mà cúi xuống, thấy rõ ở bên phải đầu ngón cái (chỗ cung ly), đó là mình đi tìm người khác, nếu ở chỗ đằng sau lưng có tươi là điềm mừng.
13- Ngoại quá cách
Là kiểu: ngón ngoài xông ra, rời ngón cái, cúi xuống dưới, thể hiện ở bên trái đầu ngón ấy là người ta tìm mình, như vậy phải nên đề phòng.
14- Máy động cách
Các đốt dưới của cả 3 ngón chằng dính liền nhau, mà ở đầu cung tốn lại tiếp giáp với cung ly, giống như gốc cây rưa tiếp nhận mũi tên (hoặc như mũi tên chọc vào cung ly), mà ngón cái lại gần tiểu chỉ (cun) ở cung ly ấy, vậy phải dựa vào bát quái mà xem, nếu ngón trong và ngón ngoài đều như thế, thì gọi là: “Cách cặp cổ” cách này tối độc.
15- Động đẵn cách
Là kiểu cung Ly ủ rũ co gục xuống, mà ngón có cung tốn lại vươn lên cao hơn, như lưỡi dao chặt lưng từ nửa cung ly trở xuống, coi đó là biểu tượng chủ nhà có sự canh cánh bên lòng và phải xem ngón cun chỉ vào cung nào, rồi dựa vào bát quái mà đoán. (Dù ngón trong hay ngón ngoài mà đều như vậy thì cũng cùng một phép đoán).
16- Ngoại hơn tứ cách
Kiểu này, còn gọi là thắng phụ chi hình, tức là thấy các cung: tốn, ly, khôn tranh nhau, cung ly lại cúi xuống, coi đó là: sẽ có sự đánh nhau, kiện nhau. Nếu tốn cao hơn khôn ấy là: “Nội hơn tứ cách”. Khôn cao hơn tốn ấy là: “Ngoại hơn tứ cách”.
17- Đề cái cách
Đầu cung ly co cúi, đầu khôn che dấu ở trên đầu cung ly, đó gọi là “Ngoại đè cái” (ngón ngoài đè trên cái), nếu ngón trong đè cái tất có loạn từ trong loạn ra ngoài đè cái hằn có biến bên ngoài vào (loạn từ ngoài tới).
18- Thức hầu cách
Đầu cung tốn sung chọc lại cung ly, ly cúi xuống dưới, ngón trong đè ngón cái, ngón ngoài vượt qua chèn ngón khác, đó là biểu hiện: “Bức gia” là nhà bị chèn ép.
19- Vãn nội cách
Ngón út chỉ bên tả, ấy là kéo ngón trong chỉ vào cung cấn dần, ấy là biểu hiện kho vựa bị tuôn ra (mọi sự độc). Nếu ngón út chỉ ngoài là “Vãn ngoại cách” cách này là tốt lành.
20- Tươi cái cách
Thấy đầu ngón cái ngay thẳng ống, có vẻ sắc tươi tỉnh, không ủ rũ co rụt lại, coi đó là được đại cát, cũng như vậy mà hung huyết không phạm, đó gọi là “Cách tươi cái”.